Văn phòng:
27/1/32 Đường số 9, Phường 16, Quận Gò Vấp, TpHCM
Hỗ trợ khách hàng
0965.240.240

Chụp X-Quang và thai nhi

21-02-2018

Phóng xạ ion (tia X) được tạo bởi hạt photon năng lượng cao có thể phá hủy ADN và gây nên các gốc tự do (Hall EJ. Scientific view of low-level radiation risks. Radiographics. 1991;11:509–18). Liều tác dụng trên người bệnh được đo bằng đơn vị Gray (Gy) và rem, hoặc một đơn vị thông dụng hơn gọi là Rad.

Tia X có thể kèm với nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi, tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ. Theo Ủy ban kiểm sóat về vấn đề hạt nhân của Mỹ, thai nhi có nguy cơ phát triển bệnh ung thư về sau khi nhiễm liều bức xạ từ 2-6 Rad. Thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh khi nhiễm liều bức xạ > 5 Rad.

Trong y khoa khi dùng tia X để chẩn đoán, liều bức xạ được dùng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại cho thai nhi.

Tia X dùng trong chẩn đoán y khoa hầu như không làm gia tăng tỉ lệ di tật bẩm sinh thai nhi. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng ngay cả những thai kỳ hoàn toàn không tiếp xúc với tia X vẫn có 1 tỉ lệ nhỏ bất thường (khoảng 1/800 trường hợp), vì vậy khi mang thai bạn cần phải khám thai định kỳ để được tầm soát và chẩn đoán những bất thường thai nhi.

Hai loại tia X có năng lượng bức xạ cao là CT (Computed Tomography) bụng chậu và chụp X quang. Nếu không thể trì hoãn đến sau khi kết thúc thai kỳ thì bác sĩ nên chọn loại kỹ thuật có mức bức xạ thấp nhất, chùm tia X thu hẹp để vùng phơi nhiễm nhỏ, và nếu chụp X quang thì thời gian càng ngắn càng tốt.

Tại Canada, ước tính liều bức xạ mỗi thai nhi nhiễm khoảng 0,5mGy (mGy : miliGray :1 Gray = 100 Rad = 1.000 milliGray) trong suốt thai kỳ từ đất, chất liệu xây dựng, không khí, thức ăn và ngay cả trong không gian. Mức độ có thể cao hơn tùy vào nơi thai phụ sống và có thể tăng nếu đi máy bay, vì mức độ bức xạ khi bay sẽ cao hơn ở dưới mặt đất.

Ngay cả khi không tiếp xúc với tia X vẫn có một tỉ lệ nhỏ thai nhi (4- 6%) bị bất thường, vì vậy thai phụ cần phải khám thai định kỳ để được tầm soát và chẩn đoán sớm những bất thường nếu có.

Liều cộng dồn của tia X trong thời kỳ có thai tối đa cho phép là 5 Rad và thực tế không có một phương pháp chẩn đoán nào vượt được ngưỡng trên. Ví dụ mỗi lần chụp x quang phổi, thai nhi sẽ nhận một liều tia X là 0,00007 Rad.

Thời kỳ nhạy cảm nhất của thai với tia X là khi phát triển hệ thần kinh trung ương, tương ứng với 10 – 17 tuần thai. Nếu thai phụ không trong tình trạng cấp cứu bắt buộc phải chụp X quang thì không nên chụp ở tuổi thai này.

Nếu thai phụ phơi nhiễm với liều xạ trên 10 rad, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mất hay giảm khả năng học tập hoặc có bất thường ở mắt. Nguy cơ dị tật thai nhi có thể tăng đáng kể nếu mức độ phơi nhiễm trên 15 rad. Nhưng trong thực tế, chưa có bằng chứng nào cho thấy phơi nhiễm với liều tia xạ nhỏ hơn 5 Rad gây nên các bất thường cho thai nhi.

Theo một báo cáo của Hội sản phụ khoa Mỹ công bố vào tháng 9/ 2017 về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khi mang thai, chụp X – quang thường quy, thậm chí chụp cắt lớp vi tính thường quy không gây dị tật thai nhi.

Nguy cơ nếu có của tia X gây ra cho thai là bệnh bạch cầu (Leukemia), và cực kỳ hiếm gây nên đột biến gen.

- Liều nhiễm xạ tự nhiên cho thai trong vòng 9 tháng tương đương với >10 lần chụp CT-Scan ngực trên máy chụp 1 lát cắt! (Xem hình ảnh phía dưới)

- Chú ý là : với các máy chụp cắt lớp đa lát cắt (MRI; CT-Scan 64 - 128 - 256 lát) như hiện nay thì liều nhiễm xạ sẽ thấp hơn nhiều so với chụp trên máy 1 lát (hầu như không còn dùng trên thực tế).

Một số kết luận của chuyên gia

1- Chụp X-Quang

- “Không có bất kỳ thủ thuật chẩn đoán hình ảnh đơn thuần nào gây nên liều phóng xạ đến ngưỡng nguy cơ trên một thai nhi phát triển bình thường” (Hall EJ. Scientific view of low-level radiation risks. Radiographics. 1991;11:509–18)

- “Nguy cơ cho thai rất thấp khi liều hấp thụ nhỏ hơn 5 Rad, thấp hơn nhiều những nguy cơ khác trong quá trình mang thai (thức ăn, nước uống, thuốc, phóng xạ tự nhiên …), và nguy cơ thực sự khi mà liều hấp thụ đạt 15 Rad”. (National Council on Radiation Protection and Measurements. Medical radiation exposure of pregnant and potentially pregnant women. NCRP Report no. 54. Bethesda, Md.: The Council, 1977.)

- “Phụ nữ nên được tư vấn rằng một (01) lần chụp X quang khi mang thai sẽ không hại gì cho thai nhi của họ. Đặc biệt, liều hấp thụ tia X dưới 5 Rad không hề gây nên dị dạng hay sảy thai” (American College of Obstetricians and Gynecologists, Committee on Obstetric Practice. Guidelines for diagnostic imaging during pregnancy. ACOG Committee opinion no. 158. Washington, D.C.: ACOG, 1995.)

2- Cộng hưởng từ
- “Mặc dù hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào nói lên tác hại của cộng hưởng từ với thai nhưng khuyến cáo không nên chụp MRI trong ba tháng đầu” (American College of Obstetricians and Gynecologists, Committee on Obstetric Practice. Guidelines for diagnostic imaging during pregnancy. ACOG Committee opinion no. 158. Washington, D.C.: ACOG, 1995.)

3- Siêu âm
- “Chưa có báo cáo nào nói lên tác hại của siêu âm lên thai nhi bao gồm cả siêu âm doppler”

- “Không có chống chỉ định của siêu âm cho thai phụ và phương pháp này là thăm khám ban đầu trước khi làm X-Quang hoặc MRI”

VÀ LỜI TƯ VẤN CHO BỆNH NHÂN

Khi một thai phụ phải chụp X Quang, câu hỏi đầu tiên hay gặp là: "có an toàn cho con tôi?". Để trả lời câu hỏi câu hỏi này, bác sỹ phải chọn từ hợp lý để thai phụ hiểu sự thật. Hãy hình dung trong quần thể bình thường, tỷ lệ thai lưu, thai dị tật, chậm phát triển tinh thần, ung thư chiếm khoảng gần 300 (286) trong 1000 trẻ sinh ra. Nếu thai hấp thụ 0,5 Rad (khoảng gần 1000 lần chụp x quang tim phổi thẳng) thì con số 286 trẻ ở trên sẽ tăng thêm 0,17 ca trong 1000 trẻ sinh ra. Hay nói cách khác, con số 286 trẻ sẽ cộng thêm 1 cho 6000 trẻ sinh ra. Một con số ấn tượng! Tuy nhiên, đối với thai phụ, họ chỉ chăm chăm nghe thấy những từ "nguy cơ"; "thai lưu", "chậm phát triển tinh thần", "ung thư". Điều này làm gia tăng khó khăn cho bác sỹ khi phải giải thích cho thai phụ.

"An toàn" là thuật ngữ tương đối nhưng bác sỹ cũng không nên ngần ngại sử dụng khi tư vấn cho thai phụ. Hiệp hội chẩn đoán hình ảnh Mỹ đưa ra khuyến cáo nhân viên y tế của họ trả lời thế này: "vâng, chụp x quang nói chung an toàn cho thai". Nếu bác sỹ thấy cần thiết để chẩn đoán bệnh thì bạn nên chụp. Bạn khoẻ mạnh thì thai mới khoẻ mạnh. Thực tế thì vấn đề sức khoẻ của bạn có thể hại cho thai hơn là một vài lần chụp x quang!

Nếu bác sỹ thấy cần phải chụp X- quang để chẩn đoán một bệnh đặc biệt nào đó, bạn cũng không nên quá lo lắng vì lượng xạ mà con bạn nhiễm nằm trong giới hạn an toàn. Khi chụp, nhớ nhắc bác sỹ hay kỹ thuật viên là bạn đang có thai để được che chắn cẩn thận. Thai phụ sẽ được che chắn bụng bằng một áo chì nhằm hạn chế phơi nhiễm tia xạ cho thai nhi.

Tuy vậy, bạn cũng chớ lo lắng vì ngày nay các loại máy X – quang dùng trong chẩn đoán y khoa thường không phát tia X vượt quá 5 rad. Nếu đã chụp X – quang trong thời kỳ mang thai, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn chứ không nên lo lắng hoặc vội vã bỏ thai. Thông báo cho bác sĩ sản khoa tình hình để được theo dõi kỹ hơn trong suốt quá trình mang thai.

QM 02/11/2017

Bài tham khảo từ nhiều nguồn trên Internet.
Theo: BS Bạch Xuân Dương 
_tl-

Tin Liên Quan
Top 3 ghế nha khoa Joinchamp được ưa chuộng nhất 2024
Các sản phẩm của Joinchamp được thiết kế với tâm huyết và sự chăm chút tỉ mỉ trong từng chi tiết, đảm bảo tính năng ưu việt và độ bền cao. Đặc biệt, ghế nha khoa Joinchamp được sản xuất theo tiêu chuẩn cao cấp của châu u,
Tổng hợp 4 thương hiệu ghế nha khoa hot nhất 2024
Trên thị trường ghế nha khoa, việc lựa chọn một thương hiệu phù hợp không chỉ đảm bảo chất lượng công việc mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của phòng khám.
Chụp X-quang răng có an toàn không, cần lưu ý những điều gì?
Chụp X-quang răng là một kỹ thuật chẩn đoán nha khoa quan trọng giúp nha sĩ nhìn thấy bên trong cấu trúc răng và xương hàm. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về mức độ an toàn của việc tiếp xúc với tia X.
Hàng nhập khẩu chính hãng
PTD là đơn vị nhập khẩu và phân phối cho nhiều thương hiệu thiết bị nha khoa, vật liệu nha khoa uy tín trên thế giới như MyRay, Anthos,...
Chất lượng chuẩn quốc tế
Cam kết các sản phẩm do PTD Đất Việt phân phối đều đảm bảo chất lượng, chính hãng, đúng tiêu chuẩn quốc tế
Chính sách bảo hành tốt
Đồng hành cùng các sản phẩm chất lượng là chính sách bảo hành tốt, đảm bảo phục vụ khách hàng tận tâm
Tư vấn nhiệt tình tận tâm
Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, hỗ trợ tận tâm, tư vấn nhiệt tình, phục vụ chu đáo khách hàng. Hỗ trợ kỹ thuật 24/7